spot_img

Đánh giá năng lực xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2024 môn Lịch sử

Đánh giá năng lực xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2024 môn Lịch sử


Nội dung nào sau đây là đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam?

  • Điều kiện lao động và sinh sống tập trung, có tinh thần đoàn kết quốc tế.

  • Không có tư liệu sản xuất, kiên định cách mạng, có tính tổ chức cao.

  • Là lực lượng sản xuất tiên tiến, đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ.

  • Có tinh thần yêu nước, gắn bó với nông dân, chịu ba tầng áp bức, bóc lột.


Những quyết định tại Hội nghị Bali (2 – 1976) đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN vì lí do nào sau đây?

  • Quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN được đưa lên tầm cao mới.

  • Các nước thành viên kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác.

  • ASEAN chủ trương mở rộng, kết nạp thêm các nước thành viên.

  • Các nước kí thỏa thuận hợp tác về kinh tế, chính trị và văn hóa.


Từ sau phong trào “vô sản hóa” (cuối 1928), tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có sự phân hóa là do

  • bị chi phối bởi hoạt động của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng.

  • sự chỉ đạo của tổ chức Quốc tế Cộng sản.

  • ảnh hưởng sâu rộng của chủ nghĩa Mác – Lênin.

  • hoạt động trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc.


So với Luận cương chính trị (10 – 1930) của Trần Phú, Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (2 – 1930) có điểm sáng tạo nào sau đây?

  • Khẳng định cách mạng Việt Nam có mối quan hệ khăng khít với cách mạng thế giới.

  • Xác định động lực chính của cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân.

  • Xác định đúng khả năng cách mạng của tư sản dân tộc; trung, tiểu địa chủ.

  • Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đóng vai trò quyết định.


Liên bang Nga được coi là “quốc gia kế tục Liên Xô” vì đã

  • kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

  • được hưởng mọi quyền lợi về kinh tế tại các nước mà Liên Xô đã đầu tư.

  • duy trì sự viện trợ đối với các nước xã hội chủ nghĩa giống Liên Xô.

  • tiếp tục giữ vai trò trụ cột trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.


Hình thức đấu tranh của Cách mạng Cuba (1959) có nét tương đồng nào so với Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam?

  • Sử dụng đấu tranh vũ trang.

  • Chỉ sử dụng duy nhất đấu tranh chính trị.

  • Đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa.

  • Coi trọng đấu tranh ngoại giao.


Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường mối quan hệ với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN vì

  • Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật hết thời hạn.

  • muốn mở rộng ảnh hưởng ra châu Á.

  • Nhật Bản đã vươn lên vị trí số một thế giới.

  • Chiến tranh lạnh đã kết thúc ở châu Á.


Nguyên tắc cơ bản nào sau đây được Việt Nam vận dụng trong cuộc đấu tranh ngoại giao để kí kết Hiệp định Giơnevơ (1954) và Hiệp định Pari (1973)?

  • Phân hóa triệt để và cô lập đối phương.

  • Đảm bảo giành thắng lợi từng bước.

  • Tôn trọng các bên liên quan trọng đàm phán.

  • Giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc.


Các kế hoạch Rove, Đờ Lát đơ Tátxinhi và Nava được thực dân Pháp thực hiện trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945 – 1954) có điểm chung nào sau đây?

  • Phát triển ngụy quân để xây dựng “quân đội quốc gia” mạnh.

  • Tăng cường hệ thống phòng thủ, khóa chặt biên giới Việt – Trung.

  • Mong muốn kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

  • Giành lại quyền chủ động hoàn toàn trên các chiến trường.


Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam có điểm giống nhau nào sau đây?

  • Sử dụng cố vấn Mĩ chỉ huy với sự hỗ trợ của phương tiện chiến tranh hiện đại.

  • Mở rộng thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược sang Lào và Campuchia.

  • Sử dụng phổ biến các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.

  • Đẩy mạnh việc mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc Việt Nam.


Trước khi Đảng Cộng sản Đông Dương ban bố lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước (13 – 8 – 1945), một số địa phương đã phát động nhân dân khởi nghĩa là do

  • vận dụng linh hoạt chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

  • quân phiệt Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện trên sóng phát thanh.

  • biết tin Hồng quân Liên Xô bắt đầu tuyên chiến với đạo quân Quan Đông của Nhật Bản. D. quân Nhật và tay sai ở các địa phương không dám chống cự, mất tinh thần chiến đấu.


Từ thập niên 70 của thế kỉ XX đến nay, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ vì lí do nào sau đây?

  • Mọi phát minh công nghệ đều được bắt nguồn từ thực tiễn.

  • Công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật.

  • Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

  • Lĩnh vực kĩ thuật đạt được nhiều thành tựu vượt bậc.


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9 – 1960) đã thông qua việc thực hiện Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc nhằm mục đích nào sau đây?

  • Thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

  • Xây dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần.

  • Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cải tạo quan hệ sản xuất.

  • Hoàn thành khẩu hiệu “người cày có ruộng” cho nông dân.


Việc xác định nhiệm vụ cách mạng trong phong trào dân chủ 1936 – 1939 có điểm gì khác so với phong trào cách mạng 1930 – 1931?

  • Xác định việc thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc là trọng yếu, hàng đầu.

  • Đề cao nhiệm vụ chống đế quốc xâm lược và lực lượng phản động tay sai ở thuộc địa.

  • Tiếp tục thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.

  • Tập trung vào nhiệm vụ trước mắt là chống phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh.


Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi phát triển mạnh mẽ, biến châu lục này thành “Lục địa mới trỗi dậy” vì lí do nào sau đây?

  • Giành được độc lập hoàn toàn ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

  • Trở thành lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.

  • Diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt chống chủ nghĩa thực dân.

  • Lật đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân mới trên toàn thế giới.


Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Tây Âu có sự phục hồi và phát triển là do

  • áp dụng hiệu quả thành tựu cách mạng khoa học – công nghệ.

  • duy trì sự liên minh chặt chẽ với các đồng minh của Mĩ.

  • không phải chi ngân sách cho quốc phòng và an ninh.

  • sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu.


Nguyên tắc “Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình” của Liên hợp quốc được Việt Nam vận dụng để giải quyết vấn đề nào sau đây?

  • Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

  • Bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

  • Khẳng định và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

  • Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.


Trong những năm 1950 – 1951, để can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương, Mỹ đã

  • viện trợ cho quân Pháp thực hiện kế hoạch Bôlae.

  • giúp đỡ Pháp đề ra và thực hiện kế hoạch Rove.

  • kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.

  • tăng cường viện trợ chiến phí cho Pháp lên 73%.


Từ tháng 9 – 1930 trở đi, phong trào cách mạng 1930 – 1931 phát triển đạt đỉnh cao vì đã

  • xây dựng được khối liên minh công nông trong cả nước.

  • sử dụng hình thức khởi nghĩa vũ trang và thành lập các Xô viết.

  • thành lập được Mặt trận Phản đế Đông Dương.

  • giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân.


Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân Việt Nam có ý nghĩa nào sau đây?

  • Căn bản hoàn thành việc “đánh cho Mĩ cút”.

  • Buộc Mĩ phải cam kết rút hết quân về nước.

  • Buộc Mĩ phải quyết định kí kết Hiệp định Pari.

  • Mở ra cục diện “vừa đánh vừa dàm”.


Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới luôn ở trong tình trạng bất ổn, căng thẳng là do

  • tác động tích cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật.

  • sự xuất hiện trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.

  • sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố trên thế giới.

  • cục diện hai cực, hai phe diễn ra trong nhiều thập kỉ.


Thực dân Pháp kí với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa – Pháp (2 – 1946) nhằm thực hiện âm mưu nào sau đây?

  • Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc giải giáp lực lượng quân phiệt Nhật.

  • Phối hợp với quân Trung Hoa Dân quốc đẩy mạnh các hoạt động vũ trang.

  • Chia sẻ quyền lợi kinh tế với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc.

  • Đưa quân ra miền Bắc để thôn tính cả nước Việt Nam.


Sự kiện nào sau đây phản ánh đúng về “năm ngoại giao” (1995) của Việt Nam?

  • Việt Nam được cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

  • Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 149 của Liên hợp quốc.

  • Việt Nam gia nhập ASEAN và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ.

  • Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).


Sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố từ đầu thế kỉ XXI đã ảnh hưởng như thế nào đến xu thế phát triển của thế giới?

  • Làm suy giảm, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

  • Làm cho tình hình an ninh thế giới luôn trong tình trạng bất ổn.

  • Dẫn đến sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia bị đình trệ.

  • Là nguyên nhân đưa đến cuộc khủng hoảng năng lượng.


Sự hình thành của Liên minh châu Âu (EU) có điểm khác biệt nào sau đây so với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

  • Bị chi phối bởi tác động của cuộc Chiến tranh lạnh.

  • Mong muốn hạn chế sự chi phối của các nước lớn từ bên ngoài.

  • Do nhu cầu hợp tác giữa các nước trở nên cấp thiết.

  • Được hình thành từ các nước tư bản có trình độ phát triển.


Nhận định nào sau đây phản ánh đúng vai trò của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính trong xu thế toàn cầu hóa cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI?

  • Góp phần giải quyết vấn đề chung về kinh tế của thế giới và khu vực.

  • Là nhân tố quyết định chi phối các mối quan hệ quốc tế hiện nay.

  • Chỉ thúc đẩy sự phát triển văn hóa của các quốc gia, dân tộc.

  • Giữ vai trò chủ yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.


Quyết định nào sau đây của Hội nghị Ianta (2 – 1945) đưa đến sự hình thành và đối lập giữa hai khối nước Tây Âu, Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • Liên Xô trực tiếp tham gia chống chủ nghĩa quân phiệt Nhật ở châu Á.

  • Thoả thuận về việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu.

  • Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hoà bình và an ninh thế giới.

  • Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.


Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực châu Á có điểm tương đồng nào so với khu vực Mĩ Latinh?

  • Sử dụng chủ yếu hình thức đấu tranh bất bạo động.

  • Đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân mới.

  • Chỉ phát triển theo khuynh hướng cách mạng tư sản.

  • Tập trung chống lại chế độ độc tài ở nhiều nước.

Bài liên quan

- Advertisement -spot_img

Tin mới nhất