-
Sân bay Hòa Lạc
-
Sân bay Nội Bài
-
Sân bay Bạch Mai
-
Sân bay Gia Lâm
Vào ngày tiếp quản Thủ đô, ở bên kia, phía bắc sông Hồng có những đơn vị vẫn phải đấu tranh để tiếp quản sân bay Gia Lâm, một trong những sân bay lớn nhất khu vực Viễn đông ngày ấy. Theo quy định, sĩ quan và nhân viên của không quân Pháp được tạm thời ở lại cho đến ngày cuối cùng của năm 1954.
Đêm 31/12/1954, cán bộ chiến sĩ ta bám sát vị trí, chờ giờ phút chuyển giao kỹ thuật từ người Pháp. 23 giờ 40 phút nghi lễ bàn giao kết thúc, chiếc DC – 3 cất cánh đưa những người Pháp cuối cùng rời khỏi sân bay Gia Lâm.
Từ sân bay Gia Lâm, một bức điện được phát lên không trung: “Kể từ 0 giờ ngày 1/1/1955, theo giờ Hà Nội, Thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, sân bay Gia Lâm không còn nằm trong khu quản chế của Đông Dương. Tất cả các máy bay muốn ra vào miền Bắc Việt Nam phải xin phép cơ quan điều phái của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà”. Tiếp đó, đài chỉ huy của sân bay phát thông báo bộ chữ tín hiệu HN (Hà Nội), thay cho bộ chữ F2Y mà người Pháp đặt truớc đây.