spot_img

30 câu trắc nghiệm thi bằng lái xe máy: – Tại ngã ba hoặc ngã tư không có đảo an toàn, người lái xe phải nhường đường như thế nào là đúng trong các trường hợp dưới đây? …


Tại ngã ba hoặc ngã tư không có đảo an toàn, người lái xe phải nhường đường như thế nào là đúng trong các trường hợp dưới đây?


  • 1-Nhường đường cho người đi bộ đang đi trên phần đường dành cho người đi bộ sang đường; nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới; nhường đường cho xe ưu tiên, xe đi từ bên phải đến.


  • 2-Nhường đường cho người đi bộ đang đứng chờ đi qua phần đường dành cho người đi bộ sang đường; nhường đường cho xe đi trên đường ngược chiều, đường nhánh từ bất kỳ hướng nào tới; nhường đường cho xe đi từ bên trái đến


  • 3-Không phải nhường đường.


Khi gặp biển nào xe ưu tiên theo luật định vẫn phải dừng lại?


  • 1-Biển 1.


  • 2-Biển 2.


  • 3-Cả ba biển.


Biển nào cho phép xe rẽ trái?


  • 1-Biển 1.


  • 2-Biển 2.


  • 3-Không biển nào.


Biển báo này có ý nghĩa gì


  • 1-Báo hiệu đường có ổ gà, lồi lõm.


  • 2-Báo hiệu đường có gồ giảm tốc phía trước.


Trong trường hợp đặc biệt, để được lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng với thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới bạn phải đảm bảo yêu cầu nào dưới đây?


  • 1-Phải đảm bảo phụ tùng do đúng nhà sản xuất đó cung cấp.


  • 2-Phải được chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.


  • 3-Phải là xe đăng ký và hoạt động tại các khu vực có địa hình phức tạp.


Khi gặp biển nào thì xe mô tô hai bánh được đi vào?


  • 1-Không biển nào.


  • 2-Biển 1 và 2.


  • 3-Biển 2 và 3.


  • 4-Cả 3 biển.


Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ và xe cơ giới phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?


  • 1-Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải.


  • 2-Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng; xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái


  • 3-Xe thô sơ đi trên làn đường phù hợp không gây cản trở giao thông, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải.


Biển báo hiệu có dạng tam giác đều, viền đỏ, viền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen là loại biển gì dưới đây?


  • 1-Biển báo nguy hiểm.


  • 2-Biển báo cấm.


  • 3-Biển báo hiệu lệnh.


  • 4-Biển báo chỉ dẫn.


Phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại là gì?


  • 1-Phần mặt đường và lề đường.


  • 2-Phần đường xe chạy.


  • 3-Phần đường xe cơ giới.


Khi điều khiển xe chạy trên đường biết có xe sau xin vượt nếu đủ điều kiện an toàn người lái xe phải làm gì?


  • 1-Tăng tốc độ và ra hiệu cho xe sau vượt, không được gây trở ngại cho xe sau vượt.


  • 2-Người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại cho xe sau vượt.


  • 3-Cho xe tránh về bên trái mình và ra hiệu cho xe sau vượt; nếu có chướng ngại vật phía trước hoặc thiếu điều kiện an toàn chưa cho vượt được phải ra hiệu cho xe sau biết; cấm gây trở ngại cho xe xin vượt.


Tại nơi giao nhau, khi đèn điều khiển giao thông có tín hiệu màu vàng, người điều khiển giao thông phải chấp hành như thế nào là đúng quy tắc giao thông?


  • 1-Phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.


  • 2-Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ chú ý quan sát nhường đường cho người đi bộ qua đường


  • 3-Nhanh chóng tăng tốc độ, vượt qua nút giao và chú ý đảm bảo an toàn.


  • 4-Cả ý 1 và ý 2.


Biển nào cấm quay đầu xe?


  • 1-Biển 1.


  • 2-Biển 2.


  • 3-Không biển nào.


  • 4-Cả 2 biển.


Xe nào được quyền đi trước trong trường hợp này?


  • 1-Mô tô.


  • 2-Xe cứu thương.


Trong các biển dưới đây biển nào là biển “Hết tốc độ tối đa cho phép”?


  • 1-Biển 1.


  • 2-Biển 2.


  • 3-Biển 3.


  • 4-Cả ba biển.


Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng lại ngay và giữ khoảng cách tối thiểu bao nhiêu mét tính từ ray gần nhất?


  • 1-5 mét.


  • 2-3 mét.


  • 3-4 mét.


Để đạt được hiệu quả phanh cao nhất, người lái xe mô tô phải sử dụng các kỹ năng như thế nào dưới đây?


  • 1-Sử dụng phanh trước.


  • 2-Sử dụng phanh sau.


  • 3-Giảm hết ga; sử dụng đồng thời cả phanh sau và phanh trước.


Vạch kẻ đường nào dưới đây là vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường)?


  • 1-Vạch 1.


  • 2-Vạch 2.


  • 3-Vạch 3.


  • 4-Vạch 1 và 3


Người lái xe phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép (có thể dừng lại một cách an toàn) trong trường hợp nào dưới đây?


  • 1-Khi có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường; khi chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế; khi qua nơi đường giao nhau, nơi đường bộ giao nhau với đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc.


  • 2-Khi qua cầu, cống hẹp; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc, khi qua trường học, khu đông dân cư, khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông.


  • 3-Khi điều khiển xe vượt xe khác trên quốc lộ, đường cao tốc.


  • 4-Cả ý 1 và ý 2.


Trên đường đang xảy ra ùn tắc những hành vi nào sau đây là thiếu văn hóa khi tham gia giao thông?


  • 1-Bấm còi liên tục thúc giục các phương tiện phía trước nhường đường.


  • 2-Đi lên vỉa hè, tận dùng mọi khoảng trống để nhanh chóng thoát khỏi nơi ùn tắc.


  • 3-Lấn sang trái đường cố gắng vượt lên xe khác.


  • 4-Tất cả các ý nêu trên.


Người lái xe phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng những tình huống có thế xảy ra để phòng ngừa tai nạn trong các trường hợp nào dưới đây?


  • 1-Gặp biển báo nguy hiểm trên đường.


  • 2-Gặp biển chỉ dẫn trên đường.


  • 3-Gặp biển báo hết mọi lệnh cấm.


  • 4-Gặp biển báo hết hạn chế tốc độ tối đa cho phép.


Khi đang lái xe mô tô và ô tô, nếu có nhu cầu sử dụng điện thoại để nhắn tin hoặc gọi điện, người lái xe phải thực hiện như thế nào trong các tình huống nêu dưới đây?


  • 1-Giảm tốc độ để đảm bảo an toàn với xe phía trước và sử dụng điện thoại để liên lạc.


  • 2-Giảm tốc độ để dừng xe ở nơi cho phép dừng xe sau đó sử dụng điện thoại để liên lạc.


  • 3-Tăng tốc độ để cách xa xe phía sau và sử dụng điện thoại để liên lạc.


Trong các biển dưới đây biển nào là biển “Hết hạn chế tốc độ tối thiểu” ?


  • 1-Biển 1.


  • 2-Biển 2.


  • 3-Biển 3.


  • 4-Cả ba biển.


Khái niệm “người điều khiển giao thông” được hiểu như thế nào là đúng?


  • 1-Là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.


  • 2-Là cảnh sát giao thông, người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.


  • 3-Là người tham gia giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.


Vạch kẻ đường nào dưới đây là vạch phân chia các làn xe cùng chiều?


  • 1-Vạch 1.


  • 2-Vạch 2.


  • 3-Vạch 3.


  • 4-Vạch 1 và 2.


Gặp biển nào người tham gia giao thông phải đi chậm và thận trọng đề phòng khả năng xuất hiện và di chuyển bất ngờ của trẻ em trên mặt đường?


  • 1-Biển 1.


  • 2-Biển 2.


Xe nào được quyền đi trước trong trường hợp này?


  • 1-Mô tô.


  • 2-Xe con.


Biển báo hiệu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen là loại biển gì dưới đây?


  • 1-Biển báo nguy hiểm.


  • 2-Biển báo cấm.


  • 3-Biển báo hiệu lệnh.


  • 4-Biển báo chỉ dẫn.


Khi gặp biển nào xe được rẽ trái?


  • 1-Biển 1.


  • 2-Biển 2.


  • 3-Không biển nào.


* Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy có được đi xe dàn hàng ngang; đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) hay không?


  • 1-Được phép nhưng phải đảm bảo an toàn.


  • 2-Không được phép.


  • 3-Được phép tùy từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể.


Trong các khái niệm dưới đây, “dải phân cách” được hiểu như thế nào là đúng?


  • 1-Là bộ phận của đường để ngăn cách không cho các loại xe vào những nơi không được phép.


  • 2-Là bộ phận của đường để phân tách phần đường xe chạy và hành lang an toàn giao thông.


  • 3-Là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ.

Bài liên quan

- Advertisement -spot_img

Tin mới nhất