spot_img

61 giếng khoan sâu 7.000m im lặng bỗng gầm rú dữ dội, nước và khí bén lửa cháy ngùn ngụt được hồi sinh, công nghệ lạ đánh thức kho báu ngầm xuất hiện

Giếng khoan chứa kho báu ngầm được khôi phục nhờ công nghệ đặc biệt.

61 giếng khoan sâu 7.000m im lặng bỗng gầm rú dữ dội, nước và khí bén lửa cháy ngùn ngụt được hồi sinh, công nghệ lạ đánh thức kho báu ngầm xuất hiện- Ảnh 1.

Trung tâm Tin tức Dầu khí Trung Quốc cho biết, thông tin từ Mỏ dầu PetroChina Tarim, từ năm 2017, mỏ đã khôi phục thành công 61 “giếng ngủ” bằng các biện pháp kỹ thuật. Tính đến nay, lượng khí tích lũy đã tăng hơn 150 triệu mét khối, bổ sung trên 87.000 tấn dầu cho quốc gia trong bối cảnh khan hiếm khí đốt tự nhiên mùa đông này.

“Giếng ngủ” là các giếng dầu, khí hoặc giếng nước đã ngừng hoạt động trên 6 tháng, thường bị đóng do thiếu năng lượng, hàm lượng nước cao, cát lắng hoặc biến dạng địa tầng. Đây là những thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế dầu khí của Trung Quốc.

Năm 2017, Mỏ dầu Tarim tại Tân Cương (Trung Quốc) đã tiến hành phân tích nguyên nhân đóng cửa các giếng, triển khai giải pháp kỹ thuật để khôi phục sản xuất và nâng cao hiệu quả khai thác khí. Nhờ các biện pháp này, 20 giếng khí và 41 giếng dầu ở độ sâu 5.000 – 8.000m đã được khôi phục.

Wang Rujun, Giám đốc Cục Phát triển Mỏ dầu Tarim, cho biết: việc “hồi sinh” 61 giếng dầu và khí này tương đương với việc khoan 10 giếng dầu mới với sản lượng 40 tấn dầu thô/ngày và 10 giếng khí mới với sản lượng 100.000 mét khối khí/ngày. “Chi phí tái cấu trúc các giếng này khoảng 600-700 triệu NDT, trong khi chi phí sửa chữa chỉ khoảng 200 triệu NDT, giúp tiết kiệm hơn một nửa chi phí.”

Năm 2017, Mỏ dầu Tarim đã đóng góp 5,201 triệu tấn dầu mỏ lỏng và 25,26 tỷ mét khối khí tự nhiên, lần đầu tiên vượt mốc 25 triệu tấn dầu khí tương đương. Theo kế hoạch, trong 3 năm tới, Mỏ dầu Tarim sẽ phát triển thành một khu vực khai thác lớn với sản lượng hàng năm đạt 30 triệu tấn dầu và 30 tỷ mét khối khí tự nhiên.

Thực tế, các giếng dừng hoạt động lâu, hiệu quả sản xuất thấp thường tập trung ở những khu vực chứa nước cao và rải rác, khiến việc áp dụng chiến lược “quản lý khối tổng thể kết hợp với biện pháp công nghệ cao cho từng giếng” trở nên vô cùng cần thiết.

Xử lý và phân tích dữ liệu giám sát giếng dầu là chìa khóa để tối ưu hóa sản xuất và dự đoán chính xác. Các phương pháp truyền thống thường yêu cầu can thiệp thủ công và phán đoán theo kinh nghiệm, làm giảm tốc độ và độ chính xác. Tuy nhiên, với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), việc áp dụng AI để xử lý dữ liệu giám sát giếng dầu đã mở ra hướng đi đột phá .

Trung Quốc đã tiên phong ứng dụng AI vào quá trình làm sạch dữ liệu, phát hiện ngoại lệ và quản lý rủi ro. Sau đó, thuật toán học máy được sử dụng để phân loại và nhận dạng các mẫu dữ liệu, cho phép tự động hóa hoàn toàn quá trình nhận dạng và phân loại dữ liệu.

Đồng thời, AI được tích hợp để điều chỉnh hệ thống phun nước và sản xuất, kết hợp kiểm tra máy bơm và mở giếng, thay đổi phương pháp sản xuất và dẫn nước, giúp các giếng “ngủ” hồi sinh nhanh chóng.

Trong công nghệ khoan giếng, AI và các thuật toán thông minh đã giúp xây dựng mô hình địa chất, đặt mục tiêu khoan trước, thiết kế đường dẫn giếng ngang, và dự đoán chính xác các cấu trúc địa chất tiềm năng khi khai thác khí đốt.

Hệ thống khoan thông minh, được dẫn đường bởi công nghệ định vị mục tiêu 3D, đóng vai trò như trung tâm điều khiển. Mọi công cụ và thiết bị đều phối hợp chính xác, hoàn thành quá trình khoan với hiệu quả và độ chính xác cao nhất.

Minh Tiến

Nguồn cafef.vn

Bài liên quan

- Advertisement -spot_img

Tin mới nhất