-
Nhà Hồ
-
Nhà Trần
-
Nhà Lý
-
Nhà Hậu Lê
Hồ Hoàn Kiếm có nghĩa là hồ trả gươm, dân gian gọi tắt là Hồ Gươm. Tên gọi đó xuất hiện từ một truyền thuyết thời vua Lê Thái Tổ, thế kỷ XV.
Sau khi nhà Hồ sụp đổ, nước ta lầm thai dưới ách cai trị của giặc Minh. Bấy giờ ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Lê Lợi (tức vua Lê Thái Tổ sau này) dựng cờ khởi nghĩa nhưng gặp muôn vàn khó khăn, có lúc tưởng như bị tan rã hoàn toàn.
Một lần, Lê Lợi đến thăm một nghĩa quân tên Thận, thấy góc nhà có ánh sáng lạ, phát ra từ lưỡi gươm quý có khắc hai chữ “Thuận Thiên”. Lần khác, vua đi qua khu rừng, phát hiện chuôi gươm nạm ngọc, lắp vừa khớp vào lưỡi gươm đặc biệt kia. Vua sở hữu gươm báu, từ đó đánh đâu thắng đấy, khiến giặc Minh kinh hồn bạt vía, thành công khôi phục chủ quyền cho đất nước, lập nên nhà Hậu Lê.
Khoảng năm 1428, một năm sau khi đánh đuổi quân Minh, vua cưỡi thuyền rồng đi dạo hồ Tả Vọng (Hồ Gươm). Thuyền đi tới giữa hồ, bỗng một con rùa lớn xuất hiện và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Biết thanh gươm này do trời giúp mình, Lê Thái Tổ bèn hoàn trả, từ đấy hồ có tên Hoàn Kiếm.