-
Một người phụ nữ
-
Một dân tộc
-
Một vị thần
-
Một vị anh hùng
Tên của bà Rịa được đặt cho các địa danh thành phố Bà Rịa và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay. Sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức ghi, bà Rịa (1665 – 1759) là người Phú Yên. Năm 15 tuổi, bà có mặt trong đoàn lưu dân từ Dinh Trấn Biên (Phú Yên) vào Nam lập nghiệp.
Khi đặt chân đến vùng này, bà Rịa cùng dân chúng lao vào công cuộc khai hoang mở đất, lập làng ở vùng Đồng Xoài, nay thuộc xã Hòa Long, TP.Bà Rịa. Dần dần, bà mở rộng phạm vi khai hoang ra vùng Gò Xoài – Phước Liễu, nay thuộc xã Tam An, huyện Long Điền, rồi tiếp tục mở đất đến Láng Dài, nay thuộc huyện Đất Đỏ và hướng về vùng biển Xuyên Mộc.
Không chỉ khai khẩn đất đai, bà Rịa còn huy động dân chúng sửa chữa cầu cống, đường sá bị hư hỏng nặng do bão lũ, giúp đoàn quân của Nguyễn Hữu Cảnh hoàn thành nhiệm vụ mở đất phương Nam.
Bà Rịa không rõ họ gì, nhưng do có công lớn trong việc khai hoang lập ấp, bà được chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1752) phong tước Hàm Nghè và sắc phong ban họ chúa. Vì thế, bà có tên Nguyễn Thị Rịa.