-
Một loại củ được dùng phổ biến dịp cuối năm
-
Một phong tục cầu may cuối năm
-
Tên gọi khác của tháng 12 trong lịch sử
-
Từ Hán Việt, chỉ sự cẩn trọng
Tháng Chạp là tháng mà ông cha ta ngày xưa nhắc nhau nhiều nhất về sự cẩn thận để tránh mất trộm. Cuối năm ai cũng mệt mỏi, bận rộn nên dễ mất cảnh giác, sơ suất, trong nhà lại thường có nhiều hàng hóa, tiền của, đồ đạc… hấp dẫn bọn trộm. Những kẻ đạo chích tranh thủ thời gian này để ra tay.
Ngoài chuyện đề phòng trộm cắp, một vấn đề cần “củ mật” nữa là hỏa hoạn. Mùa đông thời tiết hanh khô, mọi người lại nấu nướng nhiều hơn, cỗ bàn tiệc tùng cũng dễ sơ sểnh hơn, chỉ cần lơ là không để ý những đốm lửa nhỏ khiến đám cháy bùng lên thì có khi nhà cửa, tài sản bị thiêu rụi. Thực tế xưa nay có rất nhiều vụ cháy nhà, cháy chợ xảy ra trong những ngày cuối năm âm lịch.
Như vật, tháng củ mật có nghĩa là tháng của sự cẩn thận, tháng cần tỉnh táo, giữ gìn, tránh sự bừa bãi, tùy tiện kẻo hậu quả có thể rất lớn.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, “củ mật” trong tiếng Hán có nghĩa là kiểm soát (củ là kiểm, mật là cẩn mật). Tháng Chạp được gọi là “tháng củ mật” để nhắc nhở mọi người cẩn thận trong mọi việc, đặc biệt là bảo vệ tài sản, phòng chống cháy nổ và tai nạn vào dịp cuối năm.