spot_img

Capital Asset Pricing Model – CAPM / Mô Hình Định Giá Tài Sản Cố Định CAPM

Capital Asset Pricing Model – CAPM / Mô Hình Định Giá Tài Sản Cố Định CAPM

Mô hình biểu diễn mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận kì vọng được sử dụng trong định giá chứng khoán có rủi ro

Ra = Rf + Beta.a (Rm – Rf)

Trong đó

Rf= Risk free rate
Beta.a= Beta của chứng khoán
Rm= Lợi nhuận dự kiến của thị trường

Ý tưởng chủ đạo đằng sau mô hình CAPM là các nhà đầu tư sẽ phải cân nhắc hai yếu tố: giá trị thời gian của tiền và rủi ro. Giá trị thời gian của tiền được thể hiện bởi lãi suất phi rủi ro (rf). Nửa còn lại của công thức thể hiện rủi ro, khi mà nhà đầu tư chấp nhận thêm rủi ro thì họ sẽ nhận được một khoản lợi nhuận tương ứng. Khoản lợi nhuận này được tính toán thông qua hệ số Beta, đo lường mối tương quan giữa lợi nhuận của loại tài sản đó và lợi tức chung của thị trường.
Mô hình CAPM nói rằng lợi nhuận kỳ vọng của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư bằng tỷ lệ lãi suất phi rủi ro cộng với phần bù rủi ro. Nếu lợi nhuận kỳ vọng này không đáp ứng được sự lợi tức yêu cầu thì khoản đầu tư không nên được thực hiện. Đường giá cả thị trường được tạo nên bởi kết quả của mô hình CAPM với các hệ số Beta khác nhau.

Sử dụng mô hình CAPM và các giả định sau đây, chúng ta có thể tính toán lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu trong ví dụ này: nếu tỷ lệ rủi ro là 3%, hệ số beta (đo lường rủi ro) của các cổ phiếu là 2 và lợi nhuận kì vọng của thị trường trong giai đoạn này là 10%, các cổ phiếu ​​sẽ có lợi tức kì vọng 17% (3% + 2 (10% -3%)).

Bài liên quan

- Advertisement -spot_img

Tin mới nhất